http://multiply.com/mu/flam12/image/0wqJW+V+uNP+REjLPUKXRw/photos/1M/300x300/776/letrai.jpg?et=WuZEjKSfCR8a6uEzhVzefA&nmid=0
Trong Chương trước, xét về chánh sách nội trị, ngoại giao của các vua triều Nguyễn, ta đã nói cái chánh sách "thủ cựu" và "bế quan" theo lúc bấy giờ là do một nguyên nhân chính: các nhà cầm quyền và các sĩ phu trong nước không hiểu rõ tình thế trong thiên hạ.
Tuy vậy, không phải hết thảy người trong nước đều mê muội cả. Cũng có một số ít người, nhờ đã đi ra nước ngoài nên hiểu rõ tình hình thế giới, lúc về, muốn đem những điều sở đắc mà giúp cho việc cải cách trong nước. Nhưng vì các nhà cầm quyền không tán thành, nên các kế hoạch của họ không được thực hành.
Trong số các người ấy, xuất sắc nhất là Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Trường Tộ (1827-1871)
A) tiểu sử.--
Ông người thôn Bùi Châu, huyện Hưng Nguyên (nay là phủ), tỉnh Nghệ An, theo học chữ nho từ thuở nhỏ.
____________________________________________________________________ |
http://multiply.com/mu/flam12/image/7lAvpNbHz9Bgvj6KQJGyGg/photos/1M/300x300/777/photo-777.jpg?et=ys4Oo2BXT%2CTf90%2CUkvAETw&nmid=0
XIV NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VÀ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH************347
Ông cũng có tài về thơ văn, nhưng vì ông chán về lối học từ chương và có khuynh hướng về lối học thực dụng, nên ông không theo đường cử nghiệp. Ông vốn theo đạo Thiên Chúa, nên nhà dòng ở Tân Ấp mời ông làm thầy giáo dạy chữ Hán; nhân đó, vị Giám Mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) dạy ông học chữ Pháp và các khoa học phổ thông.
Sau ông theo vị giám mục ấy qua Ý rồi đi sang Pháp, ở lại đấy học tập xem xét trong ít lâu. Khi trở về, ông có dừng lại Hương Cảng.
Khi về nước, giữa lúc người Pháp đương đánh lấy Gia Định, ông có giúp việc từ hàn cho soái phủ nam kỳ trong ít lâu, chủ tâm để giúp vào việc giảng hòa của hai chính phủ Pháp và Nam, (ông nói rõ tâm sự ông lúc này trong bản trần tình khải đề ngày 20 tháng 3 năm Tự Đức thứ 16 (mồng 7 tháng 5 năm 1863). Rồi ông về quê, đem các điều sở đắc giúp người đồng bang về việc khẩn đất, lập ấp và việc kiến trúc; đồng thời ông viết những bản điều trần để xin triều đình canh cải mọi việc.
Năm 1866 (Tự Đức thứ 19), ông được cử dđ tìm mỏ ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Tháng 6 tây năm ấy, ông được quan tổng đốc An Tĩnh Hoàng Tá Viêm giao cho việc cắm lối để đào sông Thiết Cảng (Kênh sắt). Tháng _____________________________________________________________________ |
No comments:
Post a Comment